Tại sao lòng biết ơn lại quan trọng trong kinh doanh

Tại sao lòng biết ơn lại quan trọng trong kinh doanh?

Thực hành lòng biết ơn thường gắn liền với các mối quan hệ cá nhân như bạn bè, tình yêu hoặc gia đình. Bạn hiếm khi nghe thấy từ “biết ơn” và “kinh doanh” trong cùng một câu, điều này thật đáng tiếc, bởi vì lòng biết ơn đôi khi có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra văn hóa công ty lành mạnh và môi trường làm việc hiệu quả.

Tuy nhiên, vai trò của nó trong kinh doanh thường bị bỏ quên. Nghiên cứu gần đây do Quỹ John Templeton thực hiện đã tiết lộ rằng đối với người Mỹ, nơi làm việc là nơi ít có khả năng bày tỏ lòng biết ơn nhất.

Có tới 93% số người được hỏi đã đồng ý rằng một ông chủ có thực hành lòng biết ơn có nhiều khả năng thành công hơn và hầu hết họ đều đồng ý rằng một lời “cảm ơn” đơn giản tại nơi làm việc khiến họ cảm thấy có giá trị và được tôn trọng. Tuy vậy, chỉ có 10% trong số người được khảo sát có xu hướng bày tỏ lòng biết ơn. Phần lớn, hay 60% số người được hỏi, chưa bao giờ thực hành lòng biết ơn trong công việc, hoặc chỉ làm mỗi năm một lần!

Nói chung, thực hành lòng biết ơn với đồng nghiệp, khách hàng hay đối tác sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hơn, cải thiện tâm trạng khi đi làm và khiến chúng ta cảm thấy gắn kết hơn tại nơi làm việc, giúp nâng cao cảm giác thân thuộc và giảm ngày nghỉ phép của nhân sự, điều này sẽ liên quan trực tiếp đến viện gia tăng hiệu suất công việc.

Nghiên cứu do Plasticity Labs thực hiện chỉ tập trung vào lợi ích của lòng biết ơn trong công việc. Dưới đây là những phát hiện chính của họ:

  • Văn hóa biết ơn đóng một vai trò quan trọng tại nơi làm việc, giúp dự đoán mức độ hài lòng trong công việc cao hơn.
  • Thực hành lòng biết ơn trong công việc làm cho nhân viên cảm thấy biết ơn và trân trọng, dành nhiều tâm huyết  hơn cho công việc của mình.
  • Những nhân viên thực hành lòng biết ơn tại nơi làm việc có ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn.
  • Những nhân viên thực hành lòng biết ơn có xu hướng tập trung nhiều hơn trong công việc, thay vì là tập trung vào  những điều khiến họ khó chịu.

Bày tỏ lòng biết ơn không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ nội bộ giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa nhân sự và quản lý, mà cũng có thể cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng hoặc củng cố niềm tin giữa các đối tác hoặc nhà đầu tư.

Lòng biết ơn không chỉ thay đổi người nhận, chẳng hạn như nhân viên nhận được sự ghi nhận và hỗ trợ từ cấp trên, hoặc nhận được sự đón nhận và lời cảm ơn từ đồng nghiệp. Lòng biết ơn cũng làm thay đổi người cho. Như tác giả bán chạy nhất của New York Times – Dan Heath – đã viết rất hay trong cuốn sách Sức mạnh của những khoảnh khắc: Tại sao một số trải nghiệm lại có tác động phi thường , cảm ơn ai đó là một khoảnh khắc đặc biệt. Anh ấy gọi đó là “thời điểm xác định”, trong đó bạn không chỉ ảnh hưởng đến người nhận mà còn thay đổi chính mình.

Khi chúng ta thực hành lòng biết ơn, chúng ta trở nên chân thực hơn. Sự kết nối với người khác được củng cố, bằng cách gia tăng sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

Hãy thực hiện lòng biết ơn trong cuộc họp tổng kết mỗi tuần của công ty!

Ví dụ: Sau khi tóm tắt ngắn gọn mọi thứ bạn đã làm trong tuần, hãy dành vài phút và rủ các đồng nghiệp (bao gồm cả bạn) viết ra ba điều liên quan đến công việc mà mình biết ơn. Bằng cách này, sẽ giúp đánh dấu một tuần làm việc tích cực cho tất cả mọi người trong công ty.

Hãy trở thành hình mẫu lan tỏa việc thực hành lòng biết ơn

Nếu bạn muốn thấm nhuần lòng biết ơn vào nơi làm việc của mình, bạn cần bắt đầu từ chính mình. Hãy bắt đầu thay đổi từ chính bạn điều mà bạn muốn thấy trên thế giới.

Nếu bạn mô phỏng hành vi khó chịu hay gây áp lực cho nhân sự hay đồng nghiệp của mình, họ có thể cũng sẽ bị căng thẳng trong công việc và sẽ lại trút giận lên những người khác. Và làn sóng của những sự khó chịu, áp lực sẽ xuất hiện nhiều hơn ở công ty của bạn. Mặt khác, nếu họ thường xuyên nhận được lời “cảm ơn” hay lời “chúc bạn ngày làm tốt lành”, thì nhiều khả năng họ sẽ cảm thấy hứng khởi hơn khi đến công ty và tận hưởng với công việc của mình. 

Tuy nhiên, có thể hiểu được tại sao việc thể hiện lòng biết ơn tại nơi làm việc đôi khi có thể khó khăn. Trong kinh doanh, chúng ta được dạy phải thể hiện được sự tự tin, quyết đoán và lý trí, đồng thời kiềm chế những điểm yếu và cảm xúc của mình. Thể hiện lòng biết ơn thường bị đánh giá là bạn đang bộc lộ cảm xúc quá nhiều. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có một hình mẫu thành công về thực hành lòng biết ơn để lan tỏa những kết quả họ đã đạt được sau khi thực hành lòng biết ơn.

  • nguồn tham khảo: Intelligent Change Blog –

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chờ chút! Đừng ra đi tay trắng!!!!

Nếu bạn muốn nhận 07 bí quyết đã giúp xây dựng công việc kinh doanh tạo ra doanh thu hàng trăm triệu đô la mỗi năm thì bấm nút bên dưới để nhận nhé.