Tại Sao Sự Đồng Cảm Lại Quan Trọng Trong Kinh Doanh?

Sự đồng cảm là yếu tố rất cần thiết trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ các mối quan hệ cá nhân và đồng nghiệp cho đến các hoạt động sinh hoạt nhỏ hàng ngày của chúng ta . Thực hành tốt sự đồng cảm sẽ giúp tạo nền tảng tốt cho các mối quan hệ nói chung, cả trong kinh doanh và ngoài xã hội. 

Như Tony Robbins đã nói, “Tất cả chúng ta đều khác nhau về cách chúng ta nhìn nhận thế giới, và chính sự khác biệt này đã hướng chúng ta đến sự thấu hiểu và đồng cảm với cảm xúc và suy nghĩ của người khác khi giao tiếp với họ”. Và để ứng dụng điều này trong môi trường doanh nghiệp, chúng ta sẽ cần sự thông cảm và tôn trọng nhiều hơn giao tiếp với đồng nghiệp hay cấp trên. Khi bạn ứng dụng được điều này trong khuôn khổ giao tiếp tại doanh nghiệp của mình, bạn sẽ đánh dấu cột mốc cho sự cải thiện bất ngờ về sự đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời cũng sẽ tạo được những sự phát triển khác trong kinh doanh.

Nội dung

I. LỢI ÍCH CỦA SỰ ĐỒNG CẢM TRONG KINH DOANH

Để hiểu rõ tại sao sự đồng cảm lại quan trọng ở nơi làm việc, chúng ta cần một định nghĩa rõ ràng hơn về sự đồng cảm. Theo từ điển Merriam-Webster định nghĩa đồng cảm là “hành động thấu hiểu, nhận thức, nhạy cảm và gián tiếp trải qua cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của người khác…”. Tâm lý học ngày nay đưa định nghĩa về sự đồng cảm đi xa hơn, nói rằng việc đồng cảm với kẻ thù của chúng ta sẽ giúp giảm bớt đau khổ của chúng ta. Bằng cách sử dụng sự đồng cảm để kết nối với “kẻ thù” của mình, cho dù họ là bạn bè, đồng nghiệp hay đối thủ kinh doanh – người đã tạo ra cho chúng ta những cảm xúc tiêu cực, nếu chúng ta có thể thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc của bên kia thì từ đó sẽ giúp giảm cảm xúc bất mãn, khó chịu. 

Khi nói đến lợi ích của sự đồng cảm trong kinh doanh, chúng ta phải hiểu rằng sự đồng cảm là một kỹ năng quan trọng cần có trong bất kỳ doanh nghiệp nào mà bạn đang tương tác với không chỉ khách hàng mà còn với nhân viên, nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Khi chúng ta còn làm việc giữa con người và con người, thì cảm xúc là một yếu tố vi tế mà chúng ta nên quan tâm. Nếu như chúng ta có sự lưu tâm và để ý, đối phương sẽ dễ dàng cảm nhận được sự đồng cảm chúng ta dành cho họ cả trong và ngoài công việc. Và đây cũng sẽ chính là 1 yếu tố quan trọng góp phần giúp họ hăng hái hơn khi đến công ty và là động lực để họ nỗ lực nhiều hơn trong công việc. Do đó, dù bạn đang là chủ doanh nghiệp, quản lý hay nhân viên, bạn cần lưu tâm trong việc quan sát và thể hiện sự đồng cảm khi tương tác với những người khác trong trong doanh nghiệp, sẽ giúp tối ưu hoá hiệu suất công việc, đồng thời cũng giúp tạo nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ của bạn với những người này.

II. TẠI SAO SỰ ĐỒNG CẢM LẠI QUAN TRỌNG Ở NƠI LÀM VIỆC?

Lợi ích của sự đồng cảm trong doanh nghiệp đã được khoa học chứng minh. Một bài báo cáo được khảo sát trong môi trường doanh nghiệp đã chỉ ra rằng nuôi dưỡng sự đồng cảm trong kinh doanh mang lại nhiều lợi ích , bao gồm cả tăng doanh thu cho doanh nghiệp, năng suất làm việc của nhân sự, đổi mới và làm gia tăng lợi thế cạnh tranh. Bài báo cáo của The Center for Creative Leadership (Trung Tâm cho Những Nhà Lãnh Đạo Sáng Tạo) đã bổ sung thêm dữ liệu về những yếu tố giúp gia tăng lợi ích của sự đồng cảm trong kinh doanh . Một bài khảo sát từ 6.731 nhà quản lý ở 38 quốc gia khác nhau cũng đã chứng minh rằng sự đồng cảm có liên quan tích cực đến hiệu suất công việc. Cụ thể, những nhà quản lý thể hiện sự đồng cảm với đồng nghiệp hay nhân sự của họ thì đạt được sự đánh giá hiệu suất làm việc cao hơn từ người giám sát của họ so với những nhà quản lý không có sự đồng cảm. Điều quan trọng hơn là, các bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng sự đồng cảm có thể được học và nâng cấp dần.

Vậy chúng ta cần làm gì để nâng cấp khả năng đồng cảm?
* Hãy học cách im lặng và lắng nghe nhiều hơn khi người khác đang nói.
* Khuyến khích tôn trọng và đón nhận quan điểm của người khác, dù cho điều họ nghĩ khác với mình.
* Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn khi nhìn thấy ai đó gặp rắc rối.
* Suy nghĩ tích cực về người khác và mong điều tốt cho họ.

Khi nói đến lợi ích của sự đồng cảm trong thế giới kinh doanh, không ai khác ngoài Danny Meyer – người sáng lập Shake Shack – đã điều hành việc kinh doanh của mình thành công dựa trên triết lý tập trung vào sự đồng cảm: Hiểu lý do tại sao sự đồng cảm lại quan trọng và thực hành sự đồng cảm trong doanh nghiệp sẽ có những tác động trực tiếp đến việc giúp doanh nghiệp tuyển dụng và giữ chân được những người luôn yêu quý công ty & cuồng nhiệt với công việc. 

Đồng cảm tại nơi làm việc cũng sẽ góp phần xây dựng sự tin tưởng và ủng hộ trong phòng ban hay tổ chức của bạn. Mỗi khi bạn coi thường ý kiến ​​​​của ai đó hoặc đối xử với họ như thể họ không quan trọng, chính bạn sẽ đang làm suy giảm lòng tin hay sự ủng hộ họ dành cho bạn. Những tính chất để trở thành một lãnh đạo thành công cần được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng. Bạn hoàn toàn có thể gia tăng cả hai điều này bằng cách dành thời gian để lắng nghe và thấu hiểu những đồng nghiệp, cộng sự xung quanh, đồng cảm với những trải nghiệm, suy nghĩ của họ và đón nhận sự khác biệt của họ và mình.

III. THẤU HIỂU NHƯ MỘT CÁCH THỂ HIỆN SỰ ĐỒNG CẢM NƠI CÔNG SỞ

Khi bạn ứng dụng được sự thấu hiểu và đồng cảm  trong khuôn khổ giao tiếp tại doanh nghiệp của mình, bạn sẽ đánh dấu cột mốc cho sự cải thiện bất ngờ về sự đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời cũng sẽ tạo được những sự phát triển khác trong kinh doanh.

 Tuy nhiên, trong cuộc sống công việc hàng ngày của chúng ta, chúng ta rất dễ bị trôi trong những vòng xoáy và cảm xúc của chính mình. Để lưu tâm đến người khác và nắm bắt được sự đồng cảm, chúng ta phải học cách nhận ra những “dấu hiệu vô hình” đang treo trên cổ mỗi người – dấu hiệu cho thấy cảm xúc và mong muốn của họ. Và đôi khi, chính vì những cảm xúc vô hình này, bản thân họ cũng chưa nhận ra mong muốn của chính mình. Nhưng dù, họ nhận ra nhu cầu của mình hay không, thì sự thật vẫn là bất cứ ai cũng đều cần sự đồng cảm và thấu hiểu. Một phần của việc học cách thể hiện sự đồng cảm đó là quan sát tinh tế và nhận ra nhu cầu của người khác, trước khi cả họ kịp nói ra. 

Làm thế nào để bạn tìm ra nhu cầu của người khác là gì? Câu trả lời đơn giản là hiểu rõ hơn về họ, quan tâm đến những suy nghĩ và tính cách của họ nhiều hơn, tinh tế quan sát thói quen của họ, lắng nghe nhiều hơn về những câu chuyện và tôn trọng cảm xúc của họ. 

IV. SỬ DỤNG QUY TẮC VÀNG ĐỂ THỂ HIỆN SỰ ĐỒNG CẢM TRONG KINH DOANH

Tại sao sự đồng cảm lại quan trọng ở nơi làm việc? Nó phản ánh Quy tắc Vàng – khi chúng ta thực hành đối xử với người khác như cách chúng ta mong muốn họ đối xử với mình, chúng ta thực hành cách thể hiện sự đồng cảm trong việc thấu hiểu trải nghiệm & cảm xúc của người khác.

Khi làm chủ được sự đồng cảm trong kinh doanh và cuộc sống cá nhân, bạn sẽ nhận ra được những kết quả tuyệt vời mà sự đồng cảm đem đến cho môi trường doanh nghiệp cũng như kết quả kinh doanh của bạn. Vậy nên, lần tới khi bạn muốn chộp lấy đồng nghiệp hoặc mắng mỏ một nhân viên của mình trước mặt nhóm của họ, hãy dừng lại một phút, hít thở và tự hỏi bản thân, “Tôi có muốn bị đối xử như vậy không?” 

 

 

Những gợi ý để bạn có thể thực hành sự đồng cảm tại nơi làm việc:

  1. Khi một nhân viên hoặc đồng nghiệp tỏ ra khó chịu, hãy yêu cầu họ đi cùng bạn đến một nơi riêng tư và nói với họ rằng bạn sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của họ. Vã hãy chỉ im lặng và lắng nghe, không bình luận hay phán xét.
  2. Nếu một thành viên trong nhóm không đồng ý với ý tưởng của bạn trong cuộc họp, hãy yêu cầu và lắng nghe họ giải thích lý do tại sao họ cảm thấy như vậy thay vì cố chấp hoặc im lặng.
  3. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý, hãy thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tiếp với các thành viên trong nhóm của mình để hỏi họ xem mọi việc đang diễn ra như thế nào và liệu họ có ý tưởng nào muốn chia sẻ hoặc mối quan tâm mà họ muốn giải quyết hay không.
  4. Nếu ai đó trong văn phòng đang gặp khó khăn – ví dụ, vợ/chồng của họ bị mất việc hoặc con của họ đang nằm viện – hãy tập hợp những người còn lại trong văn phòng để quyên góp tiền hoặc hỗ trợ một số công việc của họ giúp họ vượt qua khó khăn.
  5. Khi ai đó trong văn phòng hào hứng với điều gì đó, hãy đặt câu hỏi cho họ và chia sẻ niềm vui của họ – ngay cả khi bạn không hiểu điều đó.

– Nguồn tham khảo: Tony Robbins Research Blog –

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chờ chút! Đừng ra đi tay trắng!!!!

Nếu bạn muốn nhận 07 bí quyết đã giúp xây dựng công việc kinh doanh tạo ra doanh thu hàng trăm triệu đô la mỗi năm thì bấm nút bên dưới để nhận nhé.