“Vì vậy, chúng ta hãy chấm dứt ngay việc làm những điều mà có thể không đem lại tác dụng. Chúng ta hãy đi thẳng đến những hạt giống vì bất cứ lúc nào chúng cũng có tác dụng.
Hình thức vô ý gây tổn thương phổ biến nhất là bằng lời nói. Nói chung, các hạt giống nghiệp có thể được gieo theo ba cách: một là làm, hai là nói, và ba là nghĩ, bất kỳ điều gì – cả tốt cũng như xấu. Trong phần lớn các trường hợp (cũng có một vài ngoại lệ), chúng ta cần một người khác để tạo một nghiệp phản lại, từ đó mới gieo được một hạt giống – kiểu như bạn cần một bức tường để dội lại tiếng vang hay một sàn nhà để đập cho quả bóng rổ nảy lại vậy.
Những hành động bằng cơ thể và lời nói được coi là sản phẩm phụ của những hành động bằng tư duy – chúng ta nghĩ trước khi làm hoặc trước khi nói, do đó ý nghĩ chính là nghiệp “thô” hay nghiệp dưới dạng cơ bản nhất của nó. Những lời nói được nói ra với chủ đích hoàn toàn để làm tổn thương người khác được gọi là một “nghiệp đạo” hay một nghiệp “trọn vẹn” – chúng bao gồm cả gốc rễ từ tư duy lẫn những lời nói được thốt ra ngay sau đó và gây tổn thương đến người khác. Những từ ngữ mà vô ý gây tổn thương cũng tạo ra một vài hạt giống tiêu cực, mặc dù chúng không mạnh bằng những hạt giống do cố ý. Và đây chính là những loại hạt giống mà tạo ra một người bạn trai gây tổn thương cho chúng ta trong khi muốn làm chúng ta vui vẻ.”
– câu 16, sách Luận về Tình Yêu, Geshe Michael Roach –