Thiền Định mỗi ngày để rèn luyện tâm trí và chuyển hoá Thành Công

Thiền Định là một phương pháp rèn luyện tâm trí và mang lại sự cân bằng tinh thần, tương tự như việc chúng ta lái ô tô và giữ cho chiếc xe đi chính giữa con đường, tránh trượt vào 2 cái mương ở 2 bên lề. Khi chúng ta Thiền Định, chúng ta hướng sự chú ý đến hiện tại, giải phóng tâm trí khỏi suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, từ đó giúp giảm bớt những suy nghĩ rối ren và sao lạc. Điều này giúp chúng ta tạo ra một không gian tĩnh lặng trong tâm trí, nơi mà chúng ta có thể quan sát và ghi nhận những suy nghĩ, cảm xúc và tinh thần của mình mà không cần phản ứng hoặc bị cuốn theo chúng. Một tâm trí yên lặng và tĩnh tại giúp chúng ta trở nên tỉnh thức và nhận thức sâu sắc hơn về bản thân và môi trường xung quanh.

Steve Jobs, người sáng lập Apple Inc., đã chứng tỏ rằng việc thực hành thiền định có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sự sáng tạo và thành công trong kinh doanh. Trong suốt cuộc đời mình, Steve Jobs đã thường xuyên tìm đến thiền định như một phương pháp để tạo ra không gian tĩnh lặng để làm sạch tâm trí, tăng cường tập trung và khám phá sự sáng tạo để đưa ra những quyết định quan trọng và tạo ra những sản phẩm đột phá.

Một trong những ví dụ nổi tiếng về tầm quan trọng của thiền định trong sự nghiệp của Steve Jobs là khi ông tái lập lại Apple vào năm 1997. Lúc đó, công ty đang trải qua khủng hoảng và đối mặt với nguy cơ phá sản. Steve Jobs đã tìm đến thiền định để giúp ông làm rõ tầm nhìn và định hướng cho Apple, tìm ra chiến lược “Cứu rỗi Apple” và dẫn dắt công ty trở lại thành công với việc phát triển các sản phẩm đột phá như iPod, iPhone và iPad.

 

Và một trong hai cái mương mà tâm trí của chúng ta dễ rơi vào khi thiền, đó là tâm trí đần độn. Đây là một trạng thái mơ hồ và uể oải rất vi tế khi mà tâm trí không tập trung, chúng ta có thể cảm thấy như đang trải qua sự yên bình, nhưng thực tế thì đó chỉ là trạng thái của sự mờ mịt, không thể trải nghiệm sự tĩnh lặng thực sự trong tâm hồn.

Điều này giống với cảm giác buồn ngủ, thiếu cảm hứng hoặc uể oải. Khi chúng ta ngồi thiền, tâm trí có thể trở nên lơ mơ vô định và chính những khoảnh khắc không có sự định hướng đó sẽ làm gián đoạn những luồng ý thức và tạo ra sự rối loạn trong tâm trí. 

Hình thái tinh tế của sự đần độn này là mối nguy hiểm lớn nhất mà bất kỳ người thực hành thiền nào cũng từng phải đối mặt: chỉ ngồi thừ người ra, không suy nghĩ về điều gì, một cảm giác uể oải rất tinh vi, rất dễ nhầm với sự yên bình của sự tĩnh lặng thực sự trong tâm hồn.” – trích 12 Bước  Để Sống Cuộc Đời Tận Hưởng của Geshe Michael Roach.

Và chính trong những khoảnh khắc “ngồi thừ người ra, không suy nghĩ về điều gì” đó, vô tình, chúng ta đang gieo ra hạt giống của những điều vô nghĩa và hậu quả sẽ khiến cho tâm của chúng ta càng bất an và không thể hành thiền. Từ đó, vòng xoáy của những hạt giống tinh thần xấu ấy liên tục được lặp lại, ảnh hưởng tiêu cực đến việc Thiền Định nói riêng hay cuộc sống nói chung.

 

Con mương thứ hai mà chiếc xe “tâm trí” của chúng ta dễ dàng rơi vào khi Thiền Định, đó là sự mất tập trung. Tâm trí có thể bị bận rộn với những suy nghĩ về những gì sẽ làm sau khi thiền định, như các kế hoạch công việc, bữa trưa hoặc các tình huống để đáp trả lại với đồng nghiệp. Điều này rất dễ xảy ra do những thói quen cũ, tâm trí chúng ta thường có xu hướng tự động nghĩ đến những cảm xúc tiêu cực, về điều khiến mình bất an và lo lắng trong cuộc sống hàng ngày.

 

Và để thay đổi thói quen cũ, chúng ta sẽ cần rèn luyện bằng một thói quen mới. Để có thể tăng cường sự tập trung và khám phá sự sáng tạo khi cần đưa ra những quyết định quan trọng, chúng ta cũng cần sự rèn luyện khi thiền. 

Bạn có thể bắt đầu với việc ngồi yên và tập trung sự quan sát vào hơi thở để những cảm xúc và suy nghĩ dần lắng xuống, tạo ra một không gian cho tâm trí dần đi vào tĩnh lặng và trở nên rõ ràng hơn.

Và khi tâm trí tĩnh lặng theo cách này, thì giống như mặt nước của một hồ nước tĩnh lặng, nó có khả năng phản chiếu mặt trăng mà không bị biến dạng: lúc này bạn có thể đi vào nhận thức trực tiếp về tính không và sử dụng nó để giải cứu thế giới.” – trích 12 Bước  Để Sống Cuộc Đời Tận Hưởng của Geshe Michael Roach.

 

Cuối cùng, nhớ rằng thiền định không phải là việc chống lại suy nghĩ hay ngăn chặn tâm trí. Mà bằng cách quan sát và chấp nhận những trạng thái tiêu cực ban đầu, chúng ta có thể dần dần điều chỉnh và rèn luyện để đạt được sự tĩnh lặng và kết nối sâu sắc trong thiền định. Hãy thực hành Thiền Định mỗi ngày, để rèn luyện tâm trí và tận hưởng những bức phá tích cực mà Thiền Định sẽ chuyển hoá trong Thành Công của bạn!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chờ chút! Đừng ra đi tay trắng!!!!

Nếu bạn muốn nhận 07 bí quyết đã giúp xây dựng công việc kinh doanh tạo ra doanh thu hàng trăm triệu đô la mỗi năm thì bấm nút bên dưới để nhận nhé.